Hướng Dẫn Xử Lý Nước Bể Bơi – Cách Xử Lý Hóa Chất Bể Bơi
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ NƯỚC BỂ BƠI
Bể Bơi Di Động Việt Hàn
I. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ BƠI
Tiêu chuẩn hoá chất trong khi xử lý nước bể bơi
Bể bơi | Mức tối thiểu | Lý tưởng | Mức tối đa |
Độ Clo dư | 1,0 | 1,0 – 2,0 | 3,0 |
Độ pH | 7,2 | 7,2 – 7,6 | 7,8 |
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN TRONG XỬ LÝ NƯỚC BỂ BƠI
2.1. Bảo dưỡng và Vệ sinh hồ bơi:
Hồ bơi sử dụng hằng ngày cần phải KIỂM TRA NỒNG ĐỘ CLO VÀ PH CHUẨN trong hồ trước khi sử dụng. Thời gian kiểm tra là 2 lần/ngày. Buổi sáng để biết xem Clo và pH trong nước hồ có đủ duy trì cho cả ngày hay không. Buổi chiều tối để biết xem Clo và pH trong nước hồ bị bay hơi bao nhiêu trong 1 ngày để tính toán tăng liều lượng.
Vệ sinh hằng ngày hồ bơi cũng là điều quan trong ngăn ngừa sự phát triển rêu tảo. Bình lọc cát sử dụng nên được xúc rửa cát (Backwash) khi áp suất đồng hồ cao (kim đồng hồ len gần hết vạch xanh) để đảm bảo hiệu quả sử dụng. Nên thay thế cát, sỏi sau khoảng thời gian 2-4 năm hoặc khi thấy hệ thống lọc không còn được hiệu quả.
2.2 Cân bằng pH khi xử lý nước bể bơi
+ Nếu độ pH quá thấp: Các thiết bị trong bể dễ bị ăn mòn, giảm hiệu quả của máy lọc, ảnh hưởng đến da và mắt (rát da, xót mắt). Bên cạnh đó, nếu độ pH thấp sẽ làm các hóa chất khác khi cho vào bể xử lý sẽ không kết tủa, mất tác dụng…
+ Nếu độ pH quá cao: Nước đục, chất xử lý không hiệu quả, rêu tảo sẽ phát triển nhanh, xuất hiện cặn, nước nặng. Kéo theo chi phí để duy trì độ trong và sạch của bể tốn kém, hơn nữa còn ảnh hưởng đến mắt và da…
Thành công hay thất bại của việc xử lý nước hồ bơi còn phụ thuộc vào sự cân bằng pH trong nước (tự động điều chỉnh pH trong nước).
- Những điều cần biết:
- pH phản ánh độ Axit hoặc Kiềm trong nước
- Độ pH có thể thay đổi từ 0 đến 14
- Độ trung tính của pH là 7,0. Trong các bể bơi độ trung tính vào khoảng 7,2.
Trong trường hợp dưới 7,2, nước sẽ thừa ion H+, lúc này nước mang tính axit và sẽ chuyển màu vàng trong ống kiểm tra pH.
Trên 7,2 nước sẽ thiếu ion H+, lúc này nước sẽ mang tính kiềm và sẽ chuyển màu tím trong ống kiểm tra pH.
Độ pH đạt tiêu chuẩn cho phép phải nằm trong khoảng 7,2; 7,6. Lúc này nước sẽ trong, dễ duy trì, tiết kiệm được hoá chất, và an toàn khi sử dụng.
2.3 Biện pháp chống rêu, tảo khi xử lý nước bể bơi
Cần phải ngăn chặn sự sinh sôi nảy nở nhanh chóng của rêu tảo. Trong nhiều trường hợp, Chlorine không có tác dụng và rong rêu trở thành miễn dịch.
Cần lưu ý các phương pháp quan trọng sau:
- Hàng ngày lau cọ thành bể, đáy bể để ngăn sự hình thành của các nhóm rong tảo.
- Quy định sử dụng chất diệt tảo trong bể phụ thuộc vào từng loại của chất xử lý.
- Giữ cho máy lọc và khu vực xung quanh bể phải luông sạch sẽ, khô ráo.
- Luôn chú ý để can thiệp và xử lý nước bể bơi kịp thời.
Ngoài ra còn phải đảm bảo đầy đủ thời gian lọc, tất cả những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự phát triển của rong tảo.
Xem thêm: Các vấn đề thường gặp ở bể bơi
III. CÁC HOÁ CHẤT SỬ DỤNG CHO HỒ BƠI KHI XỬ LÝ NƯỚC BỂ BƠI
Điều quan trọng nhất khi sử dụng hóa chất cho hồ bơi là cần để nước nghỉ ngơi từ 3-6h.
Xử lý các loại hóa chất khác nhau cũng phải cách nhau một khoảng thời gian 2-4h.
Lý do vì hóa chất cần có thời gian khuếch tán trong nước, và để trách tác dụng phụ lẫn nhau, gây nên sự giảm hiệu quả của loại hóa chất đó.
Đảm bảo an toàn lao động cho người xử lý hóa chất, khi làm việc cần đeo bao tay, khẩu trang, mắt kính. Thời gian thích hợp để xử lý nước là buổi tối sau khi không sử dụng đến hồ bơi.
Sau đây là các loại hóa chất sử dụng cho bể bơi và tác dụng của chúng:
1. CHLORINE 90%
- Đây là loại hóa chất làm trong nước hồ. Có tác dụng diệt khuẩn, diệt vi trùng, ngăn ngừa rong rêu
- Sử dụng liều lượng duy trì hằng ngày từ 200g-300g/100m3 nước đối với điều kiện hồ bình thường. Với lượng khách tắm đông, nước hồ sục mạnh, thời tiết nắng gắt, gió mạnh thì sử dụng lượng cao hơn.
- Cần sử dụng liều lượng cao dành cho hồ có lượng Clo nền thấp quá, hồ xử lý Clo lần đầu tiên hay hồ có diện tích lớn. Độ bay hơi của CHORINE là 0.0-3.0/ 1 ngày, thì ta nhân thêm 1.5 – 3.0 lần.
- CHLORINE 90% còn có tác dụng phụ là hạ nồng độ pH, cho nên trước khi bỏ CHLORINE ta phải kiểm tra nồng độ pH của hồ. Nếu nồng độ pH trong nước thấp dưới mức 6.8, sẽ làm giảm hiệu quả nồng độ của CHLORINE. Vì nồng độ AXIT tạp trong nước cao hút Oxigen trong nước làm giảm tác dụng của Clo.
2. SODA (NaOH)
- Có tác dụng làm tăng nồng độ pH, diệt khuẩn.
- Sử dụng với liều lượng: 1-3 kg/ 100m3/ lần.
- Cách dùng: Hòa tan với nước rải xung quanh mặt hồ, nếu xử lý lượng lớn thì phải chia lượng nhỏ rải nhiều lần tránh tình trạng sốc nước gây đục hồ. Lưu ý sau 6h mới cho khách tắm.
3. AXIT HCL (32%)
- Có tác dụng làm giảm nồng độ pH, sử dụng kèm CHLORINE 70%.
- Sử dụng với liều lượng: 1- 4 lit/ 100m3/ lần.
- Cách dùng: Hòa tan lượng nhỏ với nước rải xung quanh mặt hồ. Để nước nghỉ ngơi, sau 3-6h mới được tắm.
4. JAVEN
- Là hóa chất tẩy trắng, có tính ô-xi hóa và khử trùng mạnh, là loại hóa chất an toàn.
- Thành phần hóa học: NaOCl.
- Liều lượng sử dụng: 1-1,5 lít/ 100m3.
- Nước Javen thường có nồng độ Clo khoảng 10-12%, rẻ hơn các loại Clo dạng khác nên được sử dụng nhiều ở bể bơi công cộng.
5. PAC
- Có tác dụng làm lắng cặn hồ bơi.
- Sử dụng với liều lượng: 1kg/ 100m3/ lần.
- Cách dùng: Trước khi sử dụng phải nâng độ pH và Clo lên mức tiêu chuẩn. Tắt hệ thống lọc để mặt nước được yên lặng. Hòa tan lượng nhỏ với rồi nước rải xung quanh mặt hồ. Sau 6h chất cặn sẽ bị một lớp màng kéo lắng hết xuống đáy, lúc này chỉ cần dùng bàn hút xả bỏ.
6. ĐỒNG SUNFAT (CUS04)
- Tác dụng: Diệt rêu tảo trong nước.
- Liều lượng sử dụng: 100-400g/ 100m3 nước.
- Cách dùng: Hòa tan sunfat đồng vào thùng pha hóa chất, sau đó đem rãi đều trên bề mặt bể bơi. Lúc này, hệ thống lọc khởi động và để chế độ đảo nước từ 1-3 tiếng theo tỉ lệ 100-400g/ 100m3 nước.
- Lưu ý là lượng dung dịch đồng sunfat này dùng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mật độ tảo bám trên bể bơi. Khi đã phủ CuSO4 đều khắp thì tắt hệ tắt hệ thống lọc và dùng PAC 31% để 6-12 tiếng. Tốt nhất nên để qua đêm giúp tạo lắng cận. Sáng hôm sau chỉ cần dùng ống hút để hút sạch đáy và tống các chất bẩn, cặn bã, xác rêu tảo ra ngoài.
7. BỘ ĐO PH/ CLO
- Bằng điện tử hoặc chỉ thị màu để chắc chắn rằng nước trong bể đủ hàm lượng Clo và đạt mức pH an toàn 7.0-7.4.
- Lưu ý: Nước trong bể bơi phải được lọc tuần hoàn trước khi lấy mẫu và mẫu nước thử phải lấy ở độ sâu khoảng 45cm dưới mặt nước.
- Cách đo: Lấy mẫu nước thử trong hồ bơi, cho vào hộp thử nước ngang với vạch trên cùng. Sau đó nhỏ 04 giọt thuốc thử Chlorine, cho vào mẫu nước thử, lắc đều chờ cho thuốc tan hết. Nếu mầu nước trong ống thử tương đương với mầu chuẩn trong khoảng IDEAL là lượng Chlorine đủ. Nếu vạch dưới IDEAL thì cho thêm Chlorine vào hồ, nếu cao hơn thì ngưng một ngày mới cho tiếp Chlorine.
Liên hệ mua hóa chất bể bơi uy tín:
IV. CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CHO XỬ LÝ NƯỚC HỒ BƠI
Hồ bơi khi gặp sự cố là điều không mong muốn nên cần xử lý kiên trì và đúng cách. Vì xử lý nước bể bơi mất rất nhiều thời gian và tốn tiền. Nên việc đề phòng sự cố là điều cần phải làm.
Độ pH trong nước rất quan trọng đối với bể bơi, vì nó được ví như sức đề kháng của bể. Nước hồ bơi khi gặp sự cố là do lượng rong rêu, tảo, cặn bã, tạp chất, nước ngầm hay hóa chất gây nên. Nó giống như việc chúng ta bị nhiễm virus vậy.
Một số dấu hiệu màu nước khi gặp vấn đề như sau:
- Nếu nước hồ có màu đục nước gạo: Kiểm tra Clo và pH xem có tốt hay không. Nếu Clo hay pH cao là do sự khuếch tán chưa đều hoặc có hàm lượng cao trong nước. Lúc này xử lý bằng cách vận hành hệ thống lọc công suất cao.
- Nếu nước hồ màu xanh rêu, xanh lá mạ: Kiểm tra Clo và pH, nếu thấp là do sự suất hiện nhiều của rong rêu và cặn bã trong nước. Xử lý bằng cách nâng Clo trong nước lên mức Cao nhất, có thể sử dụng thêm ATRINE để tăng hiệu quả, vận hành hệ thống lọc công suất cao.
- Nếu nước hồ có màu đen, bạc, mờ: Kiểm tra pH, thấp thì nâng lên mức chuẩn và chạy lọc đến khi thấy ổn định. Nếu chưa ổn thì phải xem lại hệ thống lọc, cụ thể là bình lọc cát. Vì lượng cát và sỏi bị hao hụt do xúc rửa nên hiệu quả lọc không cao, lúc này nên thay cát sỏi.
- Nếu nước hồ có màu nước trà nhạt, hay đỏ gạch nhạt: Trong khi Clo và pH ổn định, kết quả đo bình thường, và sự cố này hay lặp lại thường xuyên thì phải kiểm tra nguồn nước. Nước máy có độ cứng cao khi sử dụng Clo là lý do chính gây nên màu sắc này. Nguồn nước châm thêm vào hồ nên có độ pH ổn định và cần kiểm tra độ phèn. Khi gặp hiện tượng này ta xử lý bằng METAL AWAY và sau đó cho chạy lọc hết công suất đến khi ổn định.
Trên đây là tất cả nội dung tiêu chuẩn để xử lý nước bể bơi của bạn. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích phần nào cho bạn và gia đình.
Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc xử lý nước bể bơi, xử lý sự cố bể bơi, ví dụ như:
- Nước bốc mùi
- Nước có màu lạ
- Không thể kiểm soát rong, rêu, tảo trong bể
- Bể bị rò rỉ nước
- Vỡ đường ống nước
- Gạch bị xê dịch, lún nứt, bong tróc
- Rách, vỡ bạt bể bơi
- Gãy khung bể di động
- Hư hỏng các thiết bị bể bơi
Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được sự giúp đỡ.
Xem thêm: Sửa Chữa Và Nâng Cấp Bể Bơi Toàn Quốc